Hướng Dẫn Cách Lập Quyết Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN) Mới Nhất

Bài viết hướng dẫn chi tiết cách lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (tndn) để các nhà quản lý, kế toán có thể hiểu và kiểm tra, thực hiện dễ dàng hơn.

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là công việc bắt buộc phải làm của mỗi doanh nghiệp khi kết thúc một năm tài chính. Nếu bạn chưa biết thực hiện, hãy tham khảo ngay cách lập quyết toán thuế tndn trong nội dung sau đây.

Quyết toán thuế TNDN được thực hiện khi kết thúc một năm tài chính.

Quyết toán thuế TNDN được thực hiện khi kết thúc một năm tài chính.

Bạn có thế đọc thêm chi tiết tại nguồn tham khảo: Chi Tiết Cách Lập Quyết Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN) Năm 2020

Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

MIFI sẽ hướng dẫn bạn sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK) làm tờ khai quyết toán, lập quyết toán thuế theo mẫu số 03/TNDN, được ban hành kèm theo 151/2014/TT-BTC.

  • Đầu tiên, bạn mở phần mềm hỗ trợ kê khai lên và chọn “Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp”. Chọn tiếp “Quyết toán TNDN năm (03/TNDN)”. Lúc này, trên màn hình sẽ xuất hiện bảng “Chọn kỳ tính thuế”.
  • Bạn tiếp tục chọn năm quyết toán, phụ lục kê khai. Có 2 phụ lục cơ bản cho ngành sản xuất kinh doanh (SXKD) thông thường bạn phải chọn:
  • 03-2A/TNDN: phụ lục chuyển lỗ từ hoạt động SXKD. Bạn chọn phụ lục này khi năm nay doanh nghiệp lãi và có số lỗ của các năm trước được chuyển)
  • 03-1A/TNDN: Kết quả hoạt động SXKD.
  • Sau khi chọn xong, bạn Click “Đồng ý” để xuất hiện giao diện tờ khai quyết toán.

Những bước làm tờ khai quyết toán thuế trên phần mềm HTKK

Bước 1: Hoàn thiện Phụ lục 03-1A/TNDN

Bạn cần thực hiện bước này để phần mềm tổng hợp tự động số liệu lên chỉ tiêu A1 trên tờ khai quyết toán.

Bước 2: Tiến hành làm tờ khai quyết toán 03/TNDN:

"Bạn

Tại bước này, ở các chỉ tiêu từ B1 – B14 bạn điều chỉnh tăng giảm tổng lợi nhuận trước thuế (Nếu có). Đồng thời, chúng ta cần xác định thu nhập tính thuế tại chỉ tiêu C4 là dương hay âm.

Nếu C4 có giá trị dương, tức là có thu nhập tính thuế dương thì sẽ xét đến 2 trường hợp:

  • Nếu chuyển lỗ xong mà doanh nghiệp vẫn có lãi hoặc không có số lỗ được chuyển, bạn đưa giá trị ở C4 vào C7/C8/C9 theo mức thuế suất mà công ty áp dụng. Số tiền thuế TNDN mà công ty phải nộp sẽ xuất hiện ở chỉ tiêu G. Tiếp theo, bạn hoàn thiện chỉ tiêu E1 và quan tâm đến chỉ tiêu H và I.
  • Nếu doanh nghiệp có số lỗ các năm trước chưa chuyển hết (5 năm gần nhất), kế toán cần thực hiện chuyển lỗ thông qua Phụ lục 03-2A/TNDN để đưa số liệu vào chỉ tiêu C3.

Nếu C4 có giá trị âm (số âm được đặt trong ngoặc đơn),

  • Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không phải nộp thuế năm nay. Bạn chỉ cần kiểm tra thêm chỉ tiêu E1. Nếu ở các quý trong năm bạn đã tạm tính ra và đã nộp số tiền thuế phải nộp đó thì chỉ cần đưa giá trị đó vào E1.

Mối quan hệ và sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp

Trong quyết toán thuế TNDN, tổng thu nhập chịu thuế được xác định dựa trên cơ sở lợi nhuận kế toán trước thuế của DN. Như vậy, nếu DN xác định lợi nhuận kế toán trước thuế không chính xác thì dẫn đến việc xác định thu nhập chịu thuế của DN cũng không chính xác. Bên cạnh đó, mặc dù DN đã xác định lợi nhuận kế toán chính xác nhưng chưa chắc đã xác định thu nhập chịu thuế đúng nếu không nhận biết được sự khác biệt giữa việc ghi nhận doanh thu, chi phí theo chuẩn mực kế toán và theo luật thuế.

Trong quyết toán thuế TNDN có các khoản điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN (chỉ tiêu B1) và các khoản điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN (chỉ tiêu B8), đó là các khoản chênh lệch về việc ghi nhận doanh thu, chi phí giữa thuế và kế toán mà DN cần phải nắm rõ.

Thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán trước thuế chỉ bằng nhau khi việc ghi nhận doanh thu, chi phí giữa luật thuế và chuẩn mực kế toán đồng nhất hoặc tại DN không có khoản chênh lệch nào. Trong thực tế, không có chênh lệch là rất hiếm xảy ra, các DN cần nắm rõ các khoản chênh lệch này để giải trình cho cơ quan thuế và áp dụng để tính thu nhập chịu thuế cho đúng. Khoản chênh lệch khi ghi nhận doanh thu, chi phí giữa thuế và kế toán thường gặp.

Theo luật thuế hiện hành, thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao sở hữu hàng hóa, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. Trong khi đó, theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14, doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện gồm: (i) DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; (ii) DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa; (iii) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; (iv) DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; (v) DN xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Do vậy, các trường hợp điển hình dẫn đến doanh thu tính thu nhập chịu thuế bao gồm:

Một là, trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm, nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Cụ thể:

- Trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán.

- Cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm: doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền cho thuê chia cho tổng số năm trả tiền trước, còn doanh thu để tính thuế TNDN cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cách tính doanh thu phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

- Các khoản hàng hóa, dịch vụ được trao đổi không được xác định là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế TNDN.

Bài viết liên quan:

Thủ tục mất hóa đơn

Mất hóa đơn điện tử

Khai báo thuế