Tìm hiểu về bảng cân đối kế toán và ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp
1. Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính doanh nghiệp tổng hợp, phản ánh tổng quát được toàn bộ tài sản hiện có cũng như nguồn vốn để hình thành các tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ các tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, vì vậy người ta coi bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh toàn bộ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm thường là cuối năm, cuối quý hoặc cuối tháng.
2. Ý nghĩa đối với phần nguồn vốn của doanh nghiệp
2.1 Ý nghĩa đối với mặt pháp lý

Bảng cân đối sẽ phản ánh được tình hình tài sản sẵn có của doanh nghiệp trong thời điểm lập Báo cáo tài chính. Qua đây có thể nhận biết được những khoản nợ mà doanh nghiệp đang nợ. Nhận biết được những khoản phải trả là bao nhiêu. Như vậy, các chủ nợ có thể biết được giới hạn về trách nhiệm của chủ sở hữu. Đối với những món nợ từ các doanh nghiệp.
>>> Xem ngay: Hệ thống tài khoản theo thông tư 133
2.2 Ý nghĩa về mặt kinh tế
Các số liệu của nguồn vốn sẽ thể hiện rõ được cơ cấu và quy mô của những nguồn vốn được đầu tư. Hoặc huy động sử dụng những nguồn vốn đó vào trong sản xuất, kinh doanh. Huy động vào trong các hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua Bảng cân đối này hoàn toàn có thể nắm bắt được mức độ tự chủ về tài chính của công ty. Bên cạnh đó. Nó giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được khả năng rủi ro về tài chính của công ty mình.
3. Bảng cân đối kế toán có những hạn chế gì?

Bảng cân đối không chỉ đem đến lợi ích với những ý nghĩa trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Bảng cấn đối kế toán còn có những hạn chế mà kế toán viên cần nắm được.
Bảng cân đối sẽ giúp cho doanh nghiệp phản ánh lại được những giá trị sổ sách của các tài sản ở trong doanh nghiệp. Trong đó sẽ được lập dựa vào trong nguyên tắc giá gốc. Chính vì thế mà có thể sẽ có sự chênh lệch giữa giá trị tài sản trên sổ sách và giá trị tài sản ở trên thị trường.
Đối với các số liệu ở trong Bảng cân đối. Nó chỉ sử dụng để phản ánh những số liệu ở đúng thời điểm mà bạn lập Báo cáo tài chính. Thường thường, Bảng cân đối sẽ được lập ở đầu kỳ hoặc lập vào cuối kỳ kế toán. Vậy nên, nếu một doanh nghiệp thực sự chỉ dựa vào những số liệu được ghi trong các Bảng cân đối như vậy. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá sự biến đổi của tài sản và của nguồn vốn. Không thể đánh giá chi tiết được sự biến đổi của cả hai đối tượng này trong cả kỳ kế toán.
>>> Xem thêm bài viết liên quan: Quyết toán thuế doanh nghiệp